VÒNG TAY PHONG THỦY BAO NHIÊU HẠT ?
VÒNG TAY PHONG THỦY BAO NHIÊU HẠT ?
Có một số câu hỏi về vòng tay phong thủy bao nhiêu hạt, vòng tay phong thủy gắn liền với vòng luân hồi “sinh, lão, bệnh, tử”, theo đó nếu đếm từ 1 đến 4 theo thứ tự sinh - lão - bệnh - tử và lặp lại thì số 5 sẽ đứng chữ sinh, số 6- 7- 8 sẽ lần lượt đứng vào chữ lão - bệnh - tử. Tương tự như vậy nếu vòng tay phong thủy có 16 hạt sẽ đứng chữ tử, 17 hạt sẽ đứng chữ sinh, 18 hạt sẽ đứng chữ lão và 19 hạt sẽ đứng chữ bệnh.
- Có quan niệm lại cho rằng, khi mua vòng tay phong thủy nên chọn số hạt vòng lẻ như 17 hạt, 19 hạt, 21 hạt… vì số lẻ thuộc tính dương sẽ mang đến những nguồn năng lượng tốt cho bạn.
Chúng ta cùng ngược lại để tìm hiểu xem hai quan niệm trên có chuẩn xác trong việc lựa chọn vòng tay phong thủy bao nhiêu hạt nhé.
Không quan trọng số hạt trên vòng tay phong thủy các bạn nhé.
Nguồn gốc của niệm châu ( Vòng Tay).
- Khởi nguồn của niệm châu hay còn gọi là Sổ Châu,Tràng Hạt, Phật Châu, chỉ số lượng hạt ngọc nhất định được xâu vào một sợi dây. Đó là pháp cụ mang bên mình của người tu hành khi xưng danh niệm Phật hoặc trì chú.
- Niệm Châu( Vòng tay) trong nguyên văn tiếng phạn có 4 nghĩa.
- 1 /Pasaka-mala, phiên âm là “ bát tắc mạc”, nghĩa là “ đếm số hạt châu”.
- 2/ Aksa-mala, phiên âm là “ a xoa ma la”, nghĩa là “ Tràng hạt châu”
- 3/ Japa-mala phiên âm là “ tra ba ma la”, nghĩa là “ Niệm tụng niệm châu”.
- 4/ Aksa-sutra phiên âm là “ a xoa tu da la”, nghĩa là “ Sợi chỉ xâu niệm châu”.
- Trong tiếng phạn “ mala” nghĩa là tràng chuỗi.
- Nguồn gốc xa xưa nhất của niệm châu , vốn do người Ấn Độ thích làm đẹp nên có tục lệ quàng chuỗi ngọc trên thân. Tục lệ này dần dần diễn biến thành niệm châu và được sử dụng cho đến đời sau.
- Trong kinh điển Phật giáo , liên quan đến nguồn gốc niệm châu, thường căn cứ vào lời thuyết pháp khai thị của đức Phật với bua Ba Lưu Ly được ghi chép trong Mộc Hoạn Tử Kinh. Kinh Văn ghi chép rằng:
- Đại ý của kinh văn: Phật Đà nói với vua Ba Lưu Ly xâu hạt cây tra với số lượng nhất định làm thành công cụ phù trợ luôn mang bên mình. Khi đi, đứng, ngồi đều niệm tụng danh hiệu tam bảo và dựa vào đó để nhiếp trì tâm niệm. Khiến tâm chuyên chú dần dần đạt đến” Thân tâm không tán loạn, không có những siểm khúc”. Sau khi chết có khả ngăn vãng sinh những nơi tốt đẹp, dứt hẳn phiền não, đắc quả Phật vô thượng.
Vua Ba Lưu Ly sau khi nghe phật Đà khai thị, bắt đầu dùng hạt cây tra để làm thành niệm châu trì niệm danh hiệu “ Tam Bảo” dùng để tiêu trừ não chướng và báo chướng. Đây chính là nguồn gốc xa xưa nhất của Niệm Châu( vòng tay)
( Trích – trong cuốn Sổ Tay Đá Quý Phong Thủy)
- Chủng loại niệm châu tương đối phong phú nếu dựa vào phương thức sử dụng, thông thường chia làm 3 loại:
+ Niệm châu dùng tay cầm để lần hoặc trì niệm
+ Niệm châu đeo ở cổ hoặc bắp tay.
+ Niệm châu quàng cổ
- Đeo vòng tay thường có 2 hình thức:
-Thường nhìn thấy nhất là loại 18 hạt.
- Ngoài ra còn có một số loại vòng tay thường không có số hạt nhất định, lấy kích thước của cổ tay để xác định số hạt, cũng dùng để đeo. Vòng đeo tay phần lớn được làm từ những chất liệu quý và mày sắc đẹp. Có rất nhiều người không phải là tín đồ của phật giáo, nhưng cũng đeo vòng tay, khiến cho vòng tay trở thành một loại trang sức. Phàm những người thích đeo niệm châu là thiện nam tử, thiện nữ tử biểu lộ “ Có thiện căn” đều được xem là người có thiện căn thâm sâu. Có nhân duyên lớn với phật từ vô thủy kiếp đến nay.
Hy vọng các bạn sẽ an tâm khi lựa chọn cho mình một chiếc vòng phong thủy đẹp, không quan trọng số hạt các bạn nhé.